Bạn đang cảm thấy chán quảng thời gian sinh viên (ngành kỹ thuật) ?

Bạn đang cảm thấy chán quảng thời gian sinh viên (ngành kỹ thuật) ?

Người viết bài này hiện đã tốt nghiệp kỹ sư ngành chế tạo máy trường ĐHBK HCM, và đi làm được 5 năm, vì vậy tôi chỉ dám đề cập đến lĩnh vực kỹ thuật, còn các ngành kinh tế, văn hóa thì không bàn tới.

12009786_1656616567918931_8062013022277919046_n

Thầy cô trường ĐHBK HCM

Trong thời gian làm việc trải qua 5 công ty, cả VIệt Nam và nước ngoài đều có, và hiện tại là làm bên mảng đào tạo kỹ thuật với rất nhiều đối tượng từ Sinh viên, công nhân, kỹ sư, hoặc những người làm chủ công ty hoặc xưởng cơ khí, những đối tượng mà lúc nào cũng cảm thấy lo lắng và chưa tự tin vào bản thân thường là Sinh viên và Công Nhân, Sinh viên thì tôi sẽ nói chi tiết bên dưới, và sẽ giúp bạn không cảm thấy chán nữa, tự tin hơn, yêu đời, yêu nghề hơn, còn công nhân thì do nền tảng kiến thức chưa tốt, lương chưa nhiều, môi trường làm việc hơi khắt nghiệt nên thường muốn thay đổi công việc phù hợp hơn, nhưng lại thiếu sự tư vấn nên tự mày mò và từ đó thấy mệt mỏi vì chưa có giải pháp.

hoc-bong-co-khi

 

Học bổng Toyota và cả Honda với giá trị lên tới 30.000.000 vnd cho sinh viên xuất sắc

Để giải quyết vấn đề thì phải biết nguyên nhân cái đã. Sinh viên thì có người thuộc con nhà có điều kiện, và không có điều kiện, dĩ nhiên có điều kiện thì vấn đề làm bạn chán nản sẽ ít hơn, nên khi đọc bạn có thể bỏ qua vài thứ như chi phí, nhớ nhà, học thêm.

Tham khảo công việc làm thêm đúng chuyên ngành từ trung tâm Advance Cad giúp bạn có định hướng công việc và thu nhập trang trải cuộc sống, ít ảnh hưởng tới việc học. Bạn không chỉ nghĩ tới kiếm tiền, mà  phải hiểu là đóng góp, và tiền đó chính là sự ghi nhận, với cái tâm bạn dễ dàng thành công.

Đào tạo cơ bản

Đào tạo nâng cao

Tổng khai giảng

Kỹ năng quan trọng mà sinh viên cần trang bị

 

Bạn có thể cảm thấy chán vì 1 thứ hoặc cả vài chục thứ như dưới đây:
Xong bài này tôi sẽ có thêm bài định hướng nghề nghiệp cho các bạn bớt lo.
1. Đi học tốn tiền ba mẹ, cảm thấy mình là gánh nặng?

  • Dù được nhà nước hỗ trợ cho vay gần được 1/2 chi phí sinh hoạt nhưng bạn vẫn cần ba mẹ chu cấp thêm, do vậy bạn cảm thấy cần phải làm việc để phụ ba mẹ, hoặc bạn vẫn nghĩ vậy nhưng vẫn chưa muốn làm thêm ( do sợ ảnh hưởng tới việc học, hoặc chưa quen với sinh hoạt tại Thành Phố nên cần thời gian) rồi cảm thấy áy náy. Vậy phải làm sao?
  • Sinh viên chỉ có nhiệm vụ là học, và học phí và sinh hoạt VN cũng chả cao mấy nên nếu ba mẹ bạn có thể cố gắng được dù là vay mượn thì hãy để cho ba mẹ lo, và ba mẹ bạn sẽ hơi vất vả nhưng vẫn vui. Còn nếu quá khó khăn ( mà thật sự chỉ bạn nghĩ vậy thôi, chứ thời giờ làm gì còn kiểu quá khó khăn, thậm chí bạn còn đòi ba mẹ mua cho xe, laptop nữa là) thì có thể xin làm thêm, gia sư, tiệc cưới, phát tờ rơi , nhưng chỉ bù phần thiếu, và hoàn toàn không được suy nghĩ làm để gởi tiền về phụ gia đình và hạn chế làm những việc này nếu bạn mới năm Nhất.
  • Nói thẳng với ba mẹ là ráng lo được hết năm 1 và cả năm 2, năm sau con sẽ bắt đầu đi làm thêm.
  • Sinh viên thì mặc định là không có nhiều tiền, nên không cần phải lo là về nhà không mua được gì thì củ chuối, ba mẹ bạn không cần điều đó, họ chỉ cần bạn về là được, đừng có ráng mà ở lại làm tết.
  • Học vượt (tín chỉ) để ra trường sớm, những người bạn quen ở trường sau này sẽ là đối tác, khách hàng, bạn bè của bạn đấy, ráng mà quen nhiều đi, và hãy nhớ “Thành công là một hành trình chứ không phải là đích đến” nếu nôn nóng thì bạn sẽ càng thêm chán, chả có gì vui.

Khi tập trung vào học tập bạn sẽ nhận được nhiều thứ bù lại sau:

  • Ba mẹ vui
  • Nhận được học bổng cả của trường và các tổ chức khác
  • Bạn cũng cảm thấy tự tin và ham học hơn
  • Có nhiều kiến thức quý báu và nhất là khả năng tư duy tốt, từ đó sẽ năng nổ hơn
  • Khi đã giỏi thì việc học sẽ nhẹ dần, qua các kì sau có thể làm thêm nếu muốn ( do tư duy tốt, thời gian học sẽ ngắn lại, mau thuộc bài). Và cũng không nặng suy nghĩ phải quá giỏi ( vì lúc nào cũng học chả còn thời gian làm gì nữa), chỉ cần 7.0 hoặc 8.0 ( nhận học bổng)
  • Có thể làm thêm công việc đúng chuyên ngành vì kiến thức chuẩn

 

2. Muốn học thêm nhiều thứ nhưng chưa có tiền?

  • Sinh viên thì định hướng không thể nào rõ ràng được, và nếu có học thì cũng chỉ tương đối, trừ năm cuối. Do vậy cứ đọc lung tung thông tin trên mạng, đến năm cuối hãy tính.
  • Còn những cách học không tốn phí thì thích lúc nào học thì cứ học, bạn siêng đi thư viện, tham gia các diễn đàn kỹ thuật, bạn chả tốn gì cả.
  • Mượn sách hay của bạn bè hoặc các nhóm chia sẻ sách trên facebook.
  • Không học thì thôi, nhưng học thì phải học cho kỹ, mỗi mảng bạn muốn, hãy tham khảo nhiều người và chỉ chọn 1 cuốn duy nhất, đọc thuộc lòng ( phải thuộc trên 80% ), lâu đó, nhưng bù lại sau này khi nghe đến chủ đề đó thì cứ bỏ qua, không đọc thêm nữa, vì có đọc nữa cũng không dùng để làm gì cả, mà tốn thời gian.

3. Không tự tin, ngại tiếp xúc vì cảm thấy mình kém cỏi

  • Cái này thì không chỉ sinh viên mà hầu hết mọi người đều vậy, nếu gặp gỡ bình thường nói chuyện xã giao giữa bạn bè với nhau (dù không quen, cùng là sinh viên) thì cứ thỏa mái mà nói, đứa nào chả như nhau.
  • Bạn thích nói chuyện với người vui vẻ đúng không, chứ đâu phải vì họ có điều kiện.
  • Nói chuyện với những người đàn anh, lớn hơn thì ý tứ một tý và cứ chèn trước câu “dạ, vâng”.
  • Khi đi hội thảo hoặc gặp người lớn để nghe chia sẻ kinh nghiệm thì nên tham khảo trước về vấn đề này để nghe thì mau hiểu hơn, hoặc khi hỏi thì không hỏi những câu quá cơ bản, chán lắm. còn nếu chưa thích nghe nội dung hoặc chưa sẵn sàng thì cứ ở nhà cho chắc.
  • Cứ mạnh dạn, vì bạn là sinh viên, không ai cần sinh viên phải ăn mặc tươm tất, đi xe xịn trừ khi xin việc hoặc làm việc gì quan trọng, còn trong cuộc sống hằng ngày thì lượm thượm cũng chả sao.
  • Nói năng, chia sẻ quan điểm, hoặc làm việc thì phải theo chính suy nghĩ của bạn, sẽ sai sót, thiển cận, chả hợp ý người khác, nhưng bạn phải bảo vệ quan điểm của mình và vẫn nhớ lời người ta, rồi thời gian sẽ cho ai đúng ai sai, không phải lúc nào bạn cũng đúng, và người khác cũng sai như thường.

4. Thích tự học nhưng vẫn không đâu vào đâu?

  • Như đã nói ở trên, khi bạn học 1 vài cuốn sách mà bạn thấy hay nhất trong lĩnh vực bạn quan tâm thì bạn sẽ giỏi và không mất nhiều thời gian, đã có cái nền tảng thì sau này khi nghe đến các vấn đề mới liên quan, đầu óc bạn sẽ cập nhật thêm một cách tự động.
  • Phải lo việc quan trọng trước nếu không sự lo lắng sẽ không thể giúp bạn tự học kiến thức mới, ví dụ như tháng tới sẽ có bài kiểm tra thì lo mà học để thi cái đã.
  • Chỉ theo đuổi một lĩnh vực trước đã và đi sâu vào, nó sẽ lệch về kiến thức còn tư duy thì không, khi đi sâu vào một mảng đầu óc bạn sẽ suy nghĩ phức tạp, trách nhiệm của bạn cũng tăng lên, và lĩnh vực đó cũng sẽ mang lại cho bạn tiền như thiết kế web, vẽ mẫu 3d, dịch tài liệu chuyên ngành, post bài kỹ thuật,..
  • Đã học cái nào là xong cái đó, không học đi học lại, cực kì tốn thời gian, vì vậy khi học bạn phải tập trung.

5. Với những kiến thức này chả làm cái gì ra trò?

  • Đúng rồi, nếu làm ra trò thì sinh viên giàu hết rồi, chả phải cần ba mẹ chu cấp vậy đâu, bạn thấy mang kiến thức này ra làm sao bán được, vì chưa thể làm ra cái gì cả như làm ra cái chai, cái lọ, cái xe, cái máy, .. kiểu này ra trường phải đi làm việc vặt rồi, hoặc đi bán cái gì đó mà sống quá, bí quá thì đi phụ hồ, phụ việc cũng có ngày công, dù sao cũng đủ sống.
  • Đây là sai lầm quan trọng thứ 2 sau việc gia đình khó khăn, khi cảm thấy không có niềm tin việc chán học hoặc học qua loa là chắc chắn và khi đi làm bạn mới thấy hậu quả.
  • Hầu hết các sản phẩm hiện nay đều do các công ty và rất nhiều kỹ sư trong đó và cả công nhân,. và một người thì không thể làm hết được, bạn chỉ đảm nhật một công đoạn, và khi nhận một công đoạn thì nó chưa thể hình thành nên sản phẩm cụ thể vì vậy kiến thức của bạn chỉ cần đáp ứng một công đoạn là đã có một công việc tốt.
  • Thiết kế sản phẩm trên máy tính ( kỹ sư thiết kế) Lương từ 6.000.000-12.000.000.
  • Lập trình gia công trên máy tính ( xuất ra các mã lệnh như hệ tọa độ để máy cắt ra sản phẩm). Lương từ 7.000.000 -20.000.000
  • Thiết kế khuôn và lắp ráp khuôn, người ta dùng khuôn để ép ra sản phẩm nhựa như bàn ghế.
  • Lắp ráp các chi tiết để thành một sản phẩm hoàn chỉnh ( dành cho công nhân).
  • Ngoài ra còn có các việc khác cũng quan trọng không kém như:
  • Tính toán bền cho chi tiết, sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí vì nếu sản phẩm quá dày sẽ tốn vật liệu, tốn tiền mua vật liệu và thời gian ép ra sản phẩm, nặng khi di chuyển, và nếu mỏng quá thì vỡ, hư hỏng khi sử dụng sẽ làm mất uy tín có khi phải đền thiệt hại, và tính toán là tối ưu, đảm bảo chất lượng mà không phát sinh hai vấn đề trên.
  • Tự lắp ráp bàn, kệ bằng sắt
  • Tự chế tạo được các máy đơn giản như máy ép nước mía, máy xay bột, quạt công nghiệp,..
  • Cuối cùng là có thể mở xưởng để làm chủ, bạn có thể lo lắng vì chưa đủ khả năng nhưng yên tâm, những người này thường đi làm qua một số công ty rồi mới làm, bạn cứ vui vẻ mà làm thuê rồi sau này sẽ có dịp được làm chủ.
  • Nếu bạn vẫn cảm thấy chưa tự tin thì vẫn có thể làm công nhân để học kinh nghiệm, không có lâu đâu, chỉ cần 6 tháng là đã giỏi rồi, lúc đó lên các vị trí cao hơn với mức lương cao hơn.
  • Vậy bạn tập trung học đi, không ai ép bạn làm liền đâu, học đàng hoàng thì không thất nghiệp, đừng so sánh với số lượng người thất nghiệp trên báo chí, vì khi đã học một cách đam mê thì nhìn là đã thấy “yêu” rồi, chứ học đối phó mà còn làm biếng nữa thì thua.

6. Lúc nào cũng cảm thấy chán:

Do ít tiếp xúc, ít bạn bè nên bạn không thể chia sẻ hoặc nói chuyện và càng ngày càng chán, từ cái này sẽ chán cả học luôn.

Vì vậy bạn nên:

Đọc các sách về kỹ năng như : ( Đọc vừa đủ, đọc quá nhiều sách chỉ càng làm bạn thêm chán vì sẽ phát sinh mâu thuẫn giữa các tác giả)

  • 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt
  • Tôi tài giỏi bạn cũng thế
  • Đánh thức con người phi thường trong bạn

Các sách này đều có linkdown trên mạng.

Quan tâm đến thực tế nhiều hơn:

  • Đi dạo công viên để vui vẻ
  • THam gia các nhóm kỹ năng
  • Tham gia các nhóm từ thiện
  • Rủ bạn bè cafe, uống nước
  • Hạn chế online

Còn một số vấn đề sau nữa, nhưng cũng tương đối nhẹ nhàng, khi rảnh mình sẽ cập nhật ngay. Bạn có thể vượt qua bằng cách sống lạc quan, và đừng suy nghĩ lung tung quá nhiều, bạn có đồng ý với mình là có cả trăm thứ bạn lo nhưng không bao giờ xảy ra, mà càng lo bạn càng bị trầm cảm, nghĩ tiêu cực.
7. Nhớ nhà, cảm thấy cô đơn, không có người chia sẻ
8. Không có ai định hướng công việc sau này.
9. Không thỏa mái vì cảm thấy thầy cô dạy chưa đúng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *