Thiết kế máy_Level 2: Thiết kế máy cơ bản
Để hoàn toàn tập trung vào công việc thiết kế máy thì phần này bạn sẽ không được học về các công cụ thiết kế trên phần mềm, mà sẽ tập trung chủ yếu vào tính toán công năng, các yêu cầu đầu vào và đầu ra của một máy. Lên ý tưởng về thiết kế máy rồi đánh giá, phân tích thiết kế phù hợp.
Với thiết kế máy cơ bản sẽ được học về các nguyên lý máy, thiết kế an toàn, các cơ cấu thường gặp, vai trò và ứng dụng của các loại cơ cấu, các hệ thống truyền động, lựa chọn động cơ, điều khiển động cơ, vật liệu và lựa chọn vật liệu, kèm theo đó là ngoại hình cho sản phẩm một cách bắt mắt dễ thương mại.
Sau khi học xong khóa học thiết kế máy cơ bản này bạn hoàn toàn có thể thương mại các sản phẩm của mình, đặc biệt là cạnh tranh với mọi hàng hóa có mặt trên thị trường. Có thể sao chép sản phẩm hoặc từ công năng đó cải tiến, và thiết kế lại sao cho phù hợp với thị hiếu, giá thành và công năng.
Video minh họa máy cơ bản
Máy uốn ống
Lợi ích của khóa học thiết kế máy cơ bản
– Nâng cao hơn nữa kỹ năng thiết kế máy
– Nắm rõ các cơ cấu máy thông dụng
– Tính toán công suất và đảm bảo các thông số kỹ thuật đề ra
– Lên các phương án thiết kế thay vì chỉ vẽ theo yêu cầu
– Phân tích được ưu nhược điểm của thiết kế
– Hiểu tổng thể vai trò của các bộ phận và sự kết hợp của chúng để thành một máy hoàn chỉnh
– Khối lượng công việc nhiều hơn, chủ động hơn trong thiết kế máy thương mại
– Hoàn toàn tự chủ có thể tìm được những công việc thiết kế máy tốt
– Học viên hoàn thành 3 khóa sẽ được giới thiệu việc làm với mức lương từ 7-8 triệu, và rất dễ được tăng lương sau thời gian ngắn làm việc. ( Bởi vì công ty tuyển dụng mới chỉ trả mức lương sàn vì còn chưa tin tưởng hãy thể hiện năng lực bạn sẽ được mức lương xứng đáng)
Nội dung thiết kế máy cơ bản
– Lựa chọn công năng sản phẩm và các thông số đầu ra
– Khống chế thông số đầu vào ( thời gian hoàn thiện, giá thành, chất lượng)
– Sơ đồ nguyên lý
– Lên phương án thiết kế ( nhiều phương án và chọn một phương án khả thi nhất)
– Tính toán, tính bền cho sản phẩm ( cơ bản)
– Phác thảo sơ bộ sản phẩm
– Phân tách cụm sản phẩm
– Mô hình hóa các bộ phận máy theo phác thảo ban đầu
– Lựa chọn vật tư có sẵn ( bạc đạn, thép tấm, bulong, ốc vít, khóa trục,vít me, ti, động cơ, giảm tốc, xích nhông líp, đai, puly, khóa trục, gối đỡ,…)
– Lắp ráp toàn bộ các chi tiết thành máy hoàn chỉnh
– Mô phỏng hoạt động của máy, có thể quay video để giới thiệu, chia sẻ ý tưởng và quảng bá sản phẩm
– Tạo bản vẽ và các file báo cáo
Người học sẽ được thực hành trên những sản phẩm máy móc thông dụng như máy ép thủy lực
Máy đánh nhuyễn
Hệ thống cấp liệu khô
Trạm bơm thủy lực
Máy cắt ống cải tiến
Máy đột dập
Những học viên yếu sẽ vẽ lại các bộ phận có sẵn thay vì tự phát triển theo yêu cầu riêng, dần dần sẽ tự chủ hơn để lên các sản phẩm mà mình muốn.
Sau khi thiết kế xong và hoàn thiện, người học sẽ tự mình lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm đó để hiểu hơn về sản phẩm thực tế, rồi từ đó điều chỉnh thiết kế cũng như hiểu hơn về quá trình thiết kế, và cũng tự mình giải thích được các vấn đề thường gặp khi thiết kế, cũng như thiết kế để gia công được.
Khi đã hiểu các nguyên lý, tính toán thiết kế máy được học, người học có thể đảm nhận các dự án lớn ( cần nhiều thời gian thực hiện)
Hệ thống nguồn thủy lực
Khung cơ khí máy in 3D
Cơ cấu gá phức tạp