Thiết kế, lắp ráp và xuất bản vẽ 2D Inventor
Mục lục
1/ Thiết kế inventor
1.1/ Môi trường thiết kế như thế nào?
Đây là module chính trong việc thiết kế của phần mềm Inventor, trong module này gồm có các lệnh tạo solid, surface – cho phép tạo ra các vật thể 3D solid và surface từ đơn giản đến phức tạp như các sản phẩm nhựa, chi tiết máy, động cơ oto – xe máy…
1.2/ Các lệnh dùng trong thiết kế
1.2.1/ Sketch là gì?
Công cụ vẽ phát thảo 2D trên mặt phẳng và vẽ phác 3D trong môi trường không gian 3D, tạo ra các biên dạng cho việc dựng hình 3D như: Line (vẽ đường thẳng), Slot (vẽ các loại biên dạng rãnh), Polygon (vẽ hình đa giác), Helical Curve (vẽ đường curve xoắn)…
1.2.2/ Sketch 2D
1.2.3/ Sketch 3D
1.2.3.1/ Primitives
Thanh công cụ này bao gồm tất cả các lệnh cho phép tạo nhanh các khối trụ, cầu.. như: Box (khối hộp), Sphere (cầu), Torus (tạo khối vòng), Cylinder (tạo khối trụ).
1.2.3.2/ Create
Bao gồm các lệnh tạo Solid và Surface như: Extrude (đùn theo phương thẳng), Revolve (tạo chi tiết tròn xoay), Loft (tạo mô hình 3D bằng cách quét theo nhiều biên dạng), Sweep (tạo mô hình 3D bằng cách quét theo biên dạng và đường dẫn),…
1.2.3.3/ Modify
Sửa đổi các mô hình đã thực hiện như: Hole (tạo lổ), Fillet (bo cung), Shell (tạo thành vật liệu), Thread (cắt ren), Draft (tạo độ nghiêng), Move Face (dời mặt)…
1.2.3.4/ Work Features
Tạo các mặt phẳng, trục, điểm, hệ tọa độ làm việc trên phần mềm Inventor.
1.2.3.5/ Pattern
Sao chép các Feature đã thực hiện theo hướng tịnh tiến, tròn xoay, đối xứng…
1.2.3.6/ Surface
Thanh công cụ này có các lệnh dùng để xử lý mặt như: Extend (kéo dài mặt), Trim (xén mặt), Delete Face (xóa mặt), Replace Face (thay thế mặt), Patch (vá mặt), Stitch (khâu mặt)…
1.2.3.7/ Plastic Part
Thanh công cụ này cho phép tạo nhanh các hình dạng cho chi tiết nhựa như: Grill (tạo ô lưới), Boss (tạo các boss để bắt vít, bulong …), Snap Fit (tạo các gờ để lắp ghép các chi tiết nhựa như: nắp điện thoại, casset…), Rule Fillet (bo cung các cạnh sắt)…
1.2.3.8/ Harness
Tạo các điểm chuẩn cho các lổ, boss…
1.2.3.9/ Convert
Chuyển sang môi trường kim loại tấm.
1.2.3.10/ Measure
Công cụ đo kiểm mô hình như: Distance (đo khoảng cách), Angle (đo góc), Loop (đo chu vi), Area (đo diện tích).
1.2.3.11/ Analysis
Công cụ kiểm tra các thông tin mô hình 3D như: Draft (độ nghiêng bề mặt), Section (kiểm tra mặt cắt), Zebra (kiểm tra mặt theo hiệu ứng sọc vằn)…
1.2.3.12/ Insert
Lấy các hình dạng mẫu từ thư viện, import các định dạng file khác, chèn các hình dạng mẫu từ thư viện…
1.2.3.13/ View
Các nhóm lệnh hỗ trợ quan sát.
Bạn đã hiểu sơ lược qua các tính năng của modul thiết kế trên phần mềm Inventor, và việc nghiên cứu chi tiết vào nó sẽ dễ hơn.
2/ Lắp ráp mô hình
Trước khi học các hướng dẫn chi tiết về phần mềm Autodesk Inventor thì bạn nên tham khảo các tính năng và tổng quan về modul đó để việc học được thuận tiện hơn.
2.1/ Assembly là gì?
Là lắp ráp chi tiết. Đây là hai module chính tạo ra các mô hình lắp ráp vật thể 3D, trong module này gồm có các lệnh lắp ghép, sao chép, kiểm tra các va chạm lắp ghép, chèn các chi tiết từ thư viện 3D, mô phỏng, kiểm tra bền, kiểm tra ứng suất…
2.2/ Trong Assembly có các thanh lệnh hỗ trợ như sau
2.2.1/ Component
Lấy các chi tiết vào môi trường lắp ghép ở dạng Component như: Place (lấy chi tiết vào), Create (tạo mới chi tiết), Place from Content Center (lấy các chi tiết tiêu chuẩn từ thư viện phần mềm),…
2.2.2/ Position
Di chuyển vị trí, xoay chi tiết…
2.2.3/ Relationship
Thanh công cụ này bao gồm tất cả các lệnh ràng buộc lắp ghép như: Joint (lắp ghép theo khớp chuyển động), Constrain (lắp ghép tiếp xúc và chuyển động), Assemble (lắp ghép tiếp xúc bán tự động), Show (hiển thị các mối quan hệ lắp ghép), Show Sick (hiển thị các cảnh báo)…
2.2.4/ Pattern
Công cụ sao chép chi tiết trong môi trường lắp ghép.
2.2.5/ Measure
Công cụ đo kiểm mô hình như: Distance (đo khoảng cách), Angle (đo góc), Loop (đo chu vi), Area (đo diện tích).
2.2.6/ Interference
Công cụ dùng để kiểm tra tình trạng lắp ghép mô hình 3D như: Draft (độ nghiêng bề mặt), Section (kiểm tra mặt cắt), Zebra (kiểm tra mặt theo hiệu ứng sọc vằn)…
2.2.7/ Fasten
Chèn các dạng mối lắp cơ khí như mối lắp bulong, vít, mối ghép chốt…
2.2.6/ Frame
Chèn, chỉnh sửa, cắt tỉa các đầu lắp ghép, kiểm tra bền cho các mac thép định hình từ thư viện.
2.2.7/ Power Transmission
Tạo trục, bánh răng, ổ bi, puly-đai… từ thư viện.
2.2.8/ Spring
Tạo lò xo nén – kéo, lò xo nhíp, lò xo xoắn… từ thư viện.
2.2.9/ Begin
Mô phỏng động học, kiểm tra ứng suất, kiểm tra bền, mô phỏng chuyển động dây chuyền, tạo lắp ghép đường ống…
2.2.10/ 3D Model
Cho phép tạo hoặc chỉnh sửa các chi tiết trực tiếp trong môi trường lắp ghép.
3/ Xuất bản vẽ
3.1/ Drawing là gì?
Là xuất bản vẽ 2D các chi tiết 3D. Module này gồm có các lệnh tạo hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình trích, hình cắt trích, kéo kích thước, tạo ghi chú, kí hiệu, khung tên, khung bản vẽ…
3.2/ Khả năng tạo bản vẽ trên phần mềm Inventor
Phần xuất bản vẽ Inventor là phần khá quan trọng nhưng hầu hết mọi người lại xem nhẹ khi học, bạn nên hiểu rằng, mọi giao tiếp kỹ thuật đều liên quan đến bản vẽ, do vậy bản vẽ phải chính xác thì người ta mới hiểu được nội dung bạn thể hiện.
Sau khi xem xong bạn đã hiểu được các công cụ mạnh mẽ của phần xuất bản vẽ 2D Inventor, tuy nhiên để thành thạo nó thì bạn có thể xem thêm tài liệu bên dưới, hoặc tìm một khóa học liên quan để nhanh chóng sử dụng ngay trong công việc.
Phần xuất bản vẽ Inventor là phần quan trọng trong ứng dụng thiết kế cơ khí, nhưng nó cũng chỉ mới là một phần khi cần dùng trong công việc, bạn phải hoàn thiện cả phần thiết kế, và lắp ráp Autodesk Inventor nữa, có thể xem ở đây:
3.3/ Các lệnh hỗ trợ trong môi trường Môi trường Drawing
3.3.1/ Create
Gồm các lệnh tạo hình chiếu, hình cắt… trên bản vẽ chi tiết như: Base (tạo hình chiếu chính), Projected (tạo hình chiếu phụ), Auxiliary (tạo hình chiếu theo các hướng nhìn đặc biệt), Section (tạo hình cắt, mặt cắt)…
3.3.2/ Modify
Tạo hình rút gọn, hình cắt trích, hình cắt – mặt cắt đặc biệt…
3.3.3/ Sketch:
Dùng để tạo Sketch hình dạng trên các hình chiếu, hình cắt hoặc Sketch hỗ trợ tạo hình cắt trên hình chiếu chính…
3.3.4/ Sheet
Dùng để tạo Sheet trong bản vẽ.
3.3.5/ Dimension
Cho phép tạo ra các kiểu kích thước trên bản vẽ như: Dimension (kích thước đứng, ngang, góc, đường tròn…), Baseline (kích thước chuỗi song song), Ordinate (kích thước gốc), Chain (kích thước chuỗi nối tiếp) Arrange (sắp xếp vị trí kích thước)…
3.3.6/ Feature Notes
Công cụ dùng để tạo kích thước lổ, kích thước ren, kích thước vát mép, kích thước chấn…
3.3.7/ Text:
Cho phép tạo ra các text ghi chú có hoặc không có mũi tên.
3.3.8/ Symbol
Công cụ tạo đường tâm, các ký hiệu hàn, dung sai hình học, ký hiệu mặt, độ nhám…
3.3.9/ Table
Tạo các bảng kê chi tiết trong bản vẽ lắp, bảng tọa độ lổ, bảng thống kê các phiên bản của bản vẽ, đánh số chi tiết trên bản vẽ…
3.3.10/ Format
Thiết định kiểu kích thước, mũi tên, đường gióng, kiểu chữ, đường nét… trên bản vẽ.
3.3.11/ Modify (Manage)
Thực hiện thay thế chi tiết được thể hiện trên bản vẽ bằng chi tiết khác.
3.3.12/ Define
Công cụ này gồm các lệnh tạo khung tên và khung bản vẽ như: Border (tạo khung bản vẽ thông thường), Zone Border (tạo khung bản vẽ có chia vùng), Title (tạo khung tên bản vẽ), Symbol (tạo các ký hiệu riêng trên bản vẽ).