Khóa học thiết kế mạch điện tử với Altium Designer -cơ bản và nâng cao
Mục lục
Altium Designer là một trong những công cụ thiết kế mạch điện tử mạnh nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Altium cung cấp cho người dùng một môi trường làm việc hết sức chuyên nghiệp đòi hỏi người dùng phải có kiến thức và nhạy bén với phần mềm mới. Đó cũng chính là một trở ngại lớn cho những người lần đầu tiếp xúc với phần mềm trong khi việc làm chủ một phần mềm thiết kế là rất cần thiết đối với một kĩ sư hiện nay.
Với nhu cầu học tập và tuyển dụng nhân lực thiết kế phần cứng- thiết kế mạch như hiện nay, AdvanceCAD tổ chức lớp học “Thiết kế mạch điện tử với Altium Designer -cơ bản và nâng cao” dành cho các đối tượng sau :
- Là kĩ sư thiết kế phần cứng muốn thiết kế và làm mạch in chuyên nghiệp hơn.
- Là sinh viên các ngành học như Điện, Điện-tử, Điện-tử-viễn-thông, Tự- động-hóa, Cơ-điện-tử, Công-Nghệ-thông-tin … muốn có kiến thức thực tế để đi xin việc.
- Là học sinh- tân sinh viên có đam mê với các lĩnh vực điện tử nhưng chưa có cơ hội học tập, chưa biết bắt đầu từ đâu.
- Là kĩ sư các ngành khác muốn mở rộng chuyên ngành của mình.
Sau khi hoàn thành khóa học học viên sẽ đạt được các kĩ năng sau :
- Sử dụng thành thạo phần mềm Altium Designer bản mới nhất 2018.
- Tạo project cho một dự án chuyên nghiệp.
- Tự thiết kế được sơ đồ nguyên lý Schematic đúng tiêu chuẩn.
- Tự thiết kế được PCB đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật.
- Thiết kế các thư viện linh kiện dựa theo thông số của nhà sản xuất.
- Học viên được học thêm về các linh kiện điện tử cơ bản như IC, LED, điện trở, tụ điện…
- Quy trình và các tiêu chuẩn để đặt mạch in tại các công ty Việt Nam và đặt mạch qua Trung Quốc.
- Học viên được hướng dẫn thực hành để làm ra các mạch điện theo phương pháp thủ công.
- Trao đổi và học hỏi kinh nghiệm thực tế và các yêu cầu tuyển dụng từ các công ty.
Khai giảng: Click here
Thời gian học 30 giờ.
Học phí: 3.280.000 đ
Sinh viên: 2.680.000 đ
Nội dung khóa học
Buổi 1: Giới thiệu
- Giới thiệu về quy trình để làm ra một mạch điện tử
- Giới thiệu phần mềm Altium Designer
- So sánh ưu và nhược điểm của Altium Designer so với các phần mềm khác
- Hướng dẫn cài đặt, nâng cấp Altium Designer 2018.
Buổi 2: làm quen với thư viện linh kiện
- Giới thiệu các cửa sổ làm việc của Altium Designer.
- Xây dựng thư viện cá nhân.
- Tạo thư viện nguyên lý.
- Một số công cụ xây dựng, chuyển đổi thư viện nguyên lý từ nguồn có sẵn.
Buổi 3: Tạo thư viện linh kiện
- Tạo thư viện mạch in.
- Thư viện mạch in 3D, nguồn tài nguyên thư viện 3D.
- Tạo file thư viện tổng hợp.
- Download thư viện 3D online.
Buổi 4: Thiết kế schematic
- Vẽ schematic.
- Những lỗi hay gặp và cách khắc phục
- Những chú ý, lỗi hay gặp phải trong quá trình update linh kiện.
Buổi 5: Thiết kế PCB
- Giới thiệu các thuật ngữ chuyên ngành.
- Kỹ năng sắp xếp linh kiện trong PCB.
- Đặt luật nâng cao.
- Giới thiệu những thay đổi của các phiên bản, sự khác biệt của Altium Designer 16 và 18.
Buổi 6: Thiết kế PCB – buổi 2
- Cách cài đặt và sử dụng phím tắt.
- Phủ đồng những chú ý và đặt luật.
- DRC kiểm tra lỗi, hoàn thiện mạch.
Buổi 7: Fabirication outputs
- Xuất file PDF.
- Xuất gerber file .
- Những chú ý, kinh nghiệm thiết kế đặt mạch.
- Kiểm tra dữ liệu đặt mạch trước khi đặt.
- mạch high speed .
Buổi 8-9 thực hành làm mạch thủ công.
- Ủi mạch thủ công
- Ngâm mạch
- Hàn linh kiện và kểm tra mạch
- Trao đổi kinh nghiệm làm mạch thực tế
Một số sản phẩm mà trung tâm và giảng viên đã thương mại (mạch joystick, mạch CNC, và những mạch về IoT)