Thiết kế máy là gì?
Thiết kế là ngành thời thượng và nó cũng giúp thay đổi thị trường một cách nhất định. Khi một công ty ra một mẫu sản phẩm mới, họ sẽ kỳ vọng cạnh tranh lại các sản phẩm đang bán chạy của công ty khác để giành giật thị phần. Dĩ nhiên nếu không có thị phần thì công ty dù nhỏ dù lớn cũng khó mà tồn tại được.
Thiết kế máy cũng vậy, những kỹ sư thiết kế giỏi luôn được các công ty trọng dụng, song ở Việt Nam mới chỉ ở hình thức gia công, nghĩa là những kỹ sư hàng đầu hoặc các tập đoàn của nước ngoài họ lên ý tưởng, thực hiện các thiết kế tương đối rồi mới đưa về Việt Nam làm lại, nghĩa là chúng ta mới chỉ vẽ lại và xử lý để những sản phẩm đó có thể qua các công đoạn tiếp theo. Hoặc chúng ta cũng thiết kế nhưng hoàn toàn bị động theo các yêu cầu của công ty, đối tác chứ không phải thêm bớt, tùy chỉnh thiết kế theo ý của bạn được.
Thiết kế máy thường chia làm thiết kế tĩnh và thiết kế động. Thiết kế dạng tĩnh thường liên quan tới các sản phẩm dân dụng, hoặc những sản phẩm ít chức năng. Còn thiết kế động học thì cần độ phức tạp và kiến thức nhiều hơn vì nó là một loạt các cơ cấu, hệ thống kết hợp với nhau để thực hiện nhiều chức năng, với các thông số không ổn định.
Trong thiết kế vẫn có thiết kế tốt và thiết kế kém, làm thế nào để nhận diện ra chúng và cách để xử lý chúng cũng là một vấn đề. Khi thiết kế càng nhiều thì bạn cũng gặp các lỗi, và dần dần sẽ có kỹ năng để khống chế các sai sót không đáng có.
Một số kinh nghiệm cơ bản về thiết kế máy cần phải nhớ
Cách duy nhất để học thiết kế là phải luôn thiết kế, bạn phải làm thì mới có cái để học, để phát triển
Trong thiết kế kỹ thuật, người thiết kế sử dụng ba loại kiến thức để có thể thiết kế thành công đó là: Kiến thức về cho ra ý tưởng, Kiến thức về đánh giá ý tưởng và ra quyết định, và kiến thức về toàn bộ quá trình thiết kế. Ý tưởng xuất phát từ kinh nghiệm và khả năng thuộc về tự nhiên, bản năng và cả môi trường sống nữa. Đánh giá ý tưởng cũng phụ thuộc một phần vào kỹ năng ở trên nhưng hơn hết là những kiến thức được đào tạo, được học hỏi và nhất là từ môi trường giáo dục như ở các trường Đại Học.
Quá trình thiết kế để tạo ra những sản phẩm chất lượng thường phải qua đào tạo, để từ đó có thể cung cấp đủ khả năng và kinh nghiệm để tạo ra ý tưởng và đủ khả năng để đánh giá chúng ( để chọn phương án tối ưu trong từng quy trình nhỏ)
Quá trình thiết kế cũng sẽ phát triển theo hai hướng là môi trường học thuật và mô phỏng lại chúng trong môi trường công nghiệp thực tế. Nếu kết hợp cả hai thành thạo bạn sẽ trở thành một người thiết kế máy đại tài.
Để hiểu sơ bộ về quá trình thiết kế máy có thể bạn cần khá nhiều thời gian vì nó bao gồm khá nhiều thuật ngữ được sử dụng trong công nghiệp mà có lẽ nhiều loại trong số chúng bạn chưa được học, chưa từng được nghe qua như dùng phương pháp Taguchi để tối ưu thiết kế, thiết kế đồng thời, thiết kế theo chức năng chất lượng, thiết kế lắp ghép, thiết kế xanh, phương pháp thiết kế thân thiện với người sử dụng Egornomy.
Bạn yên tâm, thông qua các bài viết, chương trình đào tạo sẽ có những bước giải thích cặn kẽ, và giúp bạn làm chủ từng bước các quy trình, kiến thức về thiết kế máy.
Có thể bạn tự tin về khả năng thiết kế của mình dù không phải qua trường lớp, không cần nắm các kiến thức sơ đẳng về thiết kế công nghiệp thì điều đó cũng đúng thôi, vì có những sinh viên cũng có thể thiết kế và làm ra một số sản phẩm ấn tượng. Nhưng điều đó không tồn tại lâu và không lấy gì làm chắc chắn cho nghề nghiệp cũng như tương lai của bạn. Vì vậy một kiến thức chuyên ngành vững chắc là điều nên có vì nó giúp bạn có những sản phẩm thực tiễn, hiểu về khoa học cơ bản, vật liệu, các quá trình gia công mà thiết kế của bạn sẽ được thực thi, vì chỉ thiết kế không là chưa đủ, rồi cả tính kinh tế của sản phẩm, thời gian hoàn thiện sản phẩm.
Tại sao bạn phải học về thiết kế máy
Thiết kế máy không phải là chủ đề xa lạ mà nó luôn lặp lại và luôn bắt gặp ở bất kỳ công ty nào. Nhưng hiểu nó ở mức độ phù hợp, chính xác thì có lẽ chưa. Vì khi chưa biết được mức độ quan trọng, sự cần thiết về lĩnh vực hay chủ đề mà bạn nghe thì có lẽ nó cũng chả quan trọng, thậm chí chả có giá trị gì nhiều lắm. Vậy một số vai trò nổi bật của thiết kế máy mà bạn nên biết
– Cần làm những gì để có thể thiết kế được sản phẩm cơ khí chất lượng nhưng đúng tiến độ và cả ngân sách cho phép
– Những yếu tố cốt lõi để tạo nên những sản phẩm ngày càng tốt hơn
– Những giai đoạn vòng đời sản phẩm là gì
– Khác nhau giữa các vấn đề trong thiết kế và trong phân tích sản phẩm
– Tại sao trong suốt quá trình thiết kế, bạn càng biết nhiều thì bạn càng không thể tự do trong thiết kế
– Thế nào là nguyên lý Hanover