Bổ trợ kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí

Bổ trợ kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí

Mục lục

1/ Giáo trình đọc hiểu bản vẽ từ sự kiện của trung tâm ADVANCE CAD

Sau một số sự kiện được trung tâm Advance Cad tổ chức thành công thì chúng tôi không muốn tổ chức lặp đi lặp lại nữa, và do đó các giáo trình và video của những sự kiện sẽ được chia sẻ miễn phí. Việc đọc và xem các sự kiện này ở nhà có một số thuận tiện song cũng không thể hiệu quả như các sự kiện trực tiếp, do đó nếu bạn có điều kiện tham gia được thì hãy tới trực tiếp để có thể tiếp thu tốt hơn, đặt các câu hỏi, được hỗ trợ từ giảng viên và giúp ích trong công việc thực tế.

bản vẽ bánh răng

Đọc hiểu bản vẽ cơ khí nhằm giúp người học hiểu được các loại bản vẽ thường gặp từ đó phân biệt được chúng, nắm được các thông tin thể hiện trên bản vẽ một cách nhanh chóng, sau đó là có thể tự mình trình bày được bản vẽ theo các yêu cầu từ công ty, đối tác, cuối cùng là làm sao cho chuyên nghiệp nhất, ít thông tin nhưng đầy đủ, không làm rối người đọc.

Link giáo trình: https://goo.gl/FK8HPM

Link file bản vẽ gốc: https://goo.gl/tx5Aj7

 

2/ Kiến thức về bản vẽ kỹ thuật cơ khí từ giáo trình tự học

2.1/ Bản vẽ chế tạo là gì?

Bản vẽ chế tạo trong cơ khí hay còn gọi là bản vẽ chi tiết là loại bản vẽ dùng để chế tạo và lắp ráp một sản phẩm.  thể hiện hình dạng, kích thước, dung sai, vật liệu… của các chi tiết một cách cụ thể phục vụ quá trình chế tạo sản xuất.

Mức độ phức tạp của thiết kế quyết định số lượng và loại bản vẽ. Bản vẽ chế tạo một sản phẩm có thể gồm nhiều bản vẽ, trong một bản vẽ có thể có nhiều hình vẽ và những bảng biểu, thuyết minh.

ban-ve-chi-tiet

Các hình biểu diễn trong bản vẽ chi tiết thông thường bao gồm

  • Các hình chiếu thẳng góc của toàn bộ chi tiết
  • Các hình chiếu phụ, riêng phần của chi tiết
  • Các hình cắt, mặt cắt được biểu diễn độc lập hay từng phần, hoặc cắt trích hay cắt kết hợp trên các hình biểu diễn thẳng góc của chi tiết
  • Các hình chiếu và hình cắt trục đo

2.2/ Yêu cầu đối với bản vẽ chế tạo

  • Thể hiện đầy đủ cả về hình dáng và kích thước của các chi tiết.
  • Thể hiện được qui trình lắp ráp các chi tiết.
  • Phân biệt được rõ tất cả các chi tiết bao gồm các chi tiết tiêu chuẩn và không theo tiêu chuẩn.
  • Thuyết minh, ghi chú đầy đủ và chính xác về các thông số chế tạo và quy trình lắp ráp sản phẩm.

giao-trinh-ban-ve-lap

2.3/ Phân loại bản vẽ chế tạo

Một sản phẩm lắp ráp thường bao gồm 2 loại bản vẽ chế tạo:

  • Bản vẽ từng chi tiết (còn gọi là bản vẽ chi tiết hay bản vẽ tách).
  • Bản vẽ biểu diễn sản phẩm sau khi đã lắp ráp hoàn thiện, bao gồm tất cả các chi tiết (còn gọi là bản vẽ lắp).
  • Bên cạnh các hình vẽ, trong bản vẽ chế tạo còn có thể có các ghi chú, thuyết minh quy trình lắp ráp, cơ cấu hoạt động của sản phẩm, các bản thống kê chi tiết, ghi chú vật liệu…
  • Trong bản vẽ chế tạo, có một số chi tiết tiêu chuẩn, thường được chếtạo sẵn như bulông, đinh vít, bạc lót, bánh răng tiêu chuẩn… Các chi tiết này không cần biểu diễn chi tiết trên bản vẽ, không cần có bản vẽ chi tiết riêng, trong bản vẽ lắp, chúng được biểu diễn theo quy ước.

Link tải: http://www.tranyen.com/download/giao-trinh-ban-ve-che-tao.html

 

3/ Bonus : Kinh nghiệm dựng hình 3D từ bản vẽ 2D

xuat ban ve

 

3.1/ Bước 1 : Kiểm tra bản vẽ

Việc kiểm tra bản vẽ khá quan trọng nhưng nhiều bạn lại bỏ qua hoặc làm sơ sài để nhảy ngay vào việc dựng hình. Đừng vội, 80% – 90% thời gian bạn sẽ dành cho việc dựng hình nên hãy bỏ ra chừng 5 phút để kiểm tra những thông tin

  • Số lượng bản vẽ đã đủ hay chưa ? Nhìn vào khung tên để biết bản vẽ này có mấy tờ và bạn đã nhận đủ chưa để chắc rằng bạn có đủ thông tin để dựng hình.
  • Nhận biết qui ước hướng chiếu. Như các bạn biết trên thế giới tồn tại song song 2 kiểu đặt hình chiếu là First Angle và Third Angle. Nếu trên bản vẽ không ghi, bạn có thể dựa vào xuất xứ của bản vẽ. Thường bản vẽ của Mỹ, Nhật sẽ dùng kiểu Third Angle còn của Việt Nam, ISO sẽ dùng kiểu First Angle.
  • Nếu bạn nhận được bản vẽ 2D trên máy tính và muốn tận dụng nó để dựng hình thì hãy đo kích thước thực của những đối tượng trên bản vẽ để kiểm tra, xác định đơn vị và tỉ lệ thật chính xác.

3.2/ Bước 2 : Đọc bản vẽ

Không cần vội nhảy vào dựng hình ngay. Hãy dành chừng 10, 15 phút để nhìn tổng thể các hình biểu diễn, xem có bao nhiêu hình chiếu, hình nào là hình chiếu cơ sở, các mặt cắt thể hiện những kết cấu bên trong ở đâu. Lưu ý là bước này các bạn đừng quan tâm đến những tiểu tiết như lỗ, cung lượn, góc vát … Tại sao bạn phải cố nhớ quá nhiều chi tiết khi bạn không cần dùng ngay ? Điều quan trọng nhất ở bước này là bạn có cái nhìn tổng quát nhất về mô hình để chuẩn bị cho việc dựng hình sau này.

3.3/ Bước 3 : Dựng hình

Để thực hiện nó hiệu quả, hãy chú ý một số điểm sau :

  • Đừng cố gắng ép bản thân mình phải tưởng tượng toàn bộ mô hình 3D rồi mới bắt đầu dựng hình. Hãy dựng từ từ từng bước một. Việc này giúp não ta bớt phải tưởng tượng và trong không ít trường hợp, khi dựng được 1, 2 phần tử nào đó, việc tu duy tiếp những phần tử còn lại sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
  • Bắt đầu với hình chiếu cơ sở và nên vẽ trước các tiết diện 2D với đầy đủ kích thước và ràng buộc hình học. Cố gắng đừng tích hợp quá nhiều đối tượng trong 1 bản sketch (nên để số lượng kích thước nhỏ hơn 9 để dễ kiểm soát sau này)
  • Nếu bắt đầu với bản vẽ 2D trên máy tính, hãy loại bỏ hết những đối tượng thừa như kích thước, ghi chú, khung tên. Nói chung là chỉ giữ lại những đường biên dạng mà thôi. Việc này vừa giúp ta có được biên dạng rõ ràng để dựng hình, vừa tăng tốc độ làm việc của máy tính. Nên nhớ, phần mềm 3D chuyên dùng để dựng hình, nó không phải dùng để trình bày bản vẽ nên việc đưa toàn bộ 1 bản vẽ chi tiết đồ sộ vào môi trường làm việc của nó chỉ làm chậm quá trình làm việc mà không mang lại hiệu quả. Nếu muốn giữ lại kích thước, tốt nhất hãy in nó ra giấy.
  • Dùng mọi phương pháp dựng hình có thể để hoàn thành mô hình chứ đừng cố gắng tìm xem người thiết kế ban đầu đã dùng công cụ nào để dựng ra nó và bắt chước họ. Có nhiều trường hợp ta không thể biết cách làm của họ và phải dùng cách  dựng hình gián tiếp, tức vẽ trước theo một kích thước và dùng kích thước ghi trên bản vẽ để kiểm tra. Cũng có trường hợp ta nhìn hình chiếu không ra thì dùng cách “thử – sai”, dựng thử, chiếu, dựng lại … cho đến khi đúng
  • Sau khi đã dựng hình xong, nên kiểm tra lại những kích thước tham khảo của bản vẽ 2D hoặc cẩn thận hơn là xuất mô hình 3D ngược trở về bản vẽ 2D để kiểm tra.
  • Cuối cùng, đừng hy vọng là bạn sẽ có đủ tất cả kích thước để dựng hình vì việc xuất bản vẽ thiếu kích thước là chuyện bình thường. Lúc đó đừng có la ầm lên là thiếu kích thước thì tui không thể làm được và bỏ dở công việc. Trong thời gian chờ xác nhận kích thước từ đối tác, hãy tạm cho nó 1 kích thước hợp lí để công việc được tiếp tục.